Nhận định, soi kèo Leverkusen vs Hoffenheim, 23h30 ngày 2/2: Chủ nhà quá mạnh
本文地址:http://member.tour-time.com/html/362a198982.html%20l
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Istanbul Basaksehir vs Corum, 19h30 ngày 4/2: Tin vào cửa trên
Ông Staniforth tâm sự: “Tôi đặt tên tác phẩm điêu khắc của mình là Scensionbởi vì có một sự mơ hồ - chúng đang đi lên hay đi xuống? Tăng hay giảm? Nổi lên hay biến mất?”.
Trong tiếng Anh,Scensionkhông có nghĩa, nhưng trông gần giống từ Ascension nghĩa là 'lên cao', 'thăng thiên' và cũng gần giống từ Descensionnghĩa là 'đi xuống', 'xuống dốc' và còn có nghĩa là cây du (loài cây phân bổ rộng rãi trong khu vực ôn đới thuộc Bắc bán cầu, trồng lấy gỗ, làm thuốc, làm cảnh - PV).
Khu vực Somerset (bao gồm thành phố Wells) từng có rất nhiều cây du cho đến khi bệnh trên loài cây này tiêu diệt chúng.
“Các loài khác sẽ trỗi dậy và lấp đầy khoảng trống. Có thể là cây sung dâu, có thể là cây liễu”, nhà điêu khắc Staniforth nói.
Ông đã dùng những cành liễu để đan, kết nối chúng với nhau thành hình thù như ý muốn. Các tác phẩm hình cầu, hình bầu nậm… đang được treo trên những bức tường của tòa nhà lịch sử.
![]() | ![]() |
Bên cạnh những tác phẩm điêu khắc làm từ cành liễu, triển lãm còn có nhiều tiết mục nhảy múa đặc sắc.
Triển lãm sẽ kéo dài tới 24/9.
Scensionlà một dự án sáng tạo tích hợp (điêu khắc + hội thảo + khiêu vũ) khám phá việc xây dựng hy vọng và khả năng phục hồi. Nó được truyền cảm hứng từ suy nghĩ rằng những gì đang ở hiện tại sẽ qua và một kết thúc có thể là một khởi đầu mới. |
Linh Nhi(Theo BBC, Morth)
">Tác phẩm điêu khắc khổng lồ làm bằng cành liễu
Đinh Ngọc Diệp và Huy Khánh trong "Hoa dã quỳ" (Ảnh: Tư liệu).
Thời điểm đó, Đinh Ngọc Diệp bị cho là chưa thể hiện nội tâm sâu sắc của nhân vật. Dù vậy, với sự tươi trẻ, nhan sắc nổi bật, vai Mây Trắng đã trở nên quen thuộc với khán giả truyền hình.
Sau Hoa dã quỳ, Đinh Ngọc Diệp cũng có nhiều vai diễn gây tiếng vang trong các phim như: Cưới ngay kẻo lỡ, Cô dâu đại chiến, Scandal: Hào quang trở lại... Ngoài hoạt động mạnh mẽ ở vai trò diễn viên, cô còn được biết đến là người mẫu, người dẫn chương trình.
Đinh Ngọc Diệp và ông xã Victor Vũ (Ảnh: Facebook nhân vật).
Bên cạnh sự nghiệp thăng hoa, diễn viên phim Hoa dã quỳcòn có chuyện tình viên mãn cùng đạo diễn Victor Vũ. Năm 2016, cặp đôi chính thức về chung nhà. Sau đó, Đinh Ngọc Diệp liên tiếp sinh 2 con trai. Cũng từ đó, cô dần vắng bóng khỏi làng giải trí, tập trung chăm lo cho gia đình và hỗ trợ công việc của chồng.
Hiện tại, dù sắp bước sang tuổi 40 nhưng bà xã đạo diễn Victor Vũ vẫn duy trì được nhan sắc rạng rỡ. Cô được xem là một trong những sao Việt có đời tư viên mãn và sung túc của showbiz Việt.
Nữ diễn viên thường xuyên đăng tải những khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình (Ảnh: Facebook nhân vật).
Trên Facebook, nữ diễn viên thường xuyên chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc bên chồng con. Thỉnh thoảng, người đẹp cũng góp mặt trong các sự kiện giải trí và xuất hiện trên sàn diễn thời trang.
Chiều Xuân
Trong Hoa dã quỳ, nghệ sĩ Chiều Xuân (SN 1967) vào vai người bắt cóc Mây Trắng và nuôi nấng cô như con ruột từ nhỏ đến lúc trưởng thành. Ở nhân vật này, nghệ sĩ Chiều Xuân thể hiện được hình ảnh một người mẹ điềm đạm, thành đạt nhưng trong lòng chứa nhiều nỗi lo sợ, dằn xé.
Thời điểm này, Chiều Xuân đã là người được đánh giá cao về diễn xuất và được xem là diễn viên nhiều kinh nghiệm.
Nghệ sĩ Chiều Xuân (Ảnh: Facebook nhân vật).
16 năm trôi qua, nghệ sĩ Chiều Xuân giờ đã bước sang tuổi U60. Song, cô vẫn miệt mài cống hiến cho nghệ thuật. Dù đã lên chức bà ngoại nhưng NSƯT Chiều Xuân vẫn khiến nhiều người ngưỡng mộ với vẻ đẹp tươi trẻ, dịu dàng.
Ngoài sự nghiệp, NSƯT Chiều Xuân còn được khán giả ngưỡng mộ bởi chuyện tình yêu bên chồng là nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân. Cặp đôi kết hôn với nhau khi Chiều Xuân mới 20 tuổi, là sinh viên năm 2 của Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội. Hơn 30 năm bên nhau, cặp đôi vẫn thể hiện tình cảm mặn nồng.
Nghệ sĩ Chiều Xuân và nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân (Ảnh: Facebook nhân vật).
Huy Khánh
Trong phim Hoa dã quỳ, Huy Khánh (SN 1981) vào vai Long - người đàn ông lãng tử, vượt qua nhiều sóng gió cuối cùng hạnh phúc bên Mây Trắng. Vốn được biết đến là nam diễn viên có ngoại hình điển trai, nên ở phim này, ngoại hình và phong cách của anh tiếp tục được khai thác.
Huy Khánh và Đinh Ngọc Diệp khi kết hợp trong phim "Hoa dã quỳ" (Ảnh: Tư liệu).
Nhiều năm qua, Huy Khánh vẫn duy trì đóng phim, cống hiến cho nghệ thuật. Có khả năng diễn xuất tốt và lợi thế ngoại hình, anh liên tục vào vai chính trong các phim như: Dốc tình, Chuyện tình xa xứ, Cô dâu đại chiến…
Tuy nhiên, trái ngược với con đường nghệ thuật khá bằng phẳng, chuyện tình cảm của Huy Khánh vấp phải nhiều ồn ào, thị phi. Thậm chí, nam diễn viên từng bị gắn mác là "gã Don Juan" của showbiz Việt.
Năm 2005, Huy Khánh kết hôn với doanh nhân Lương Hoàng Anh, hơn anh 7 tuổi. Thế nhưng, không lâu sau đó, nam diễn viên lại vướng lùm xùm ngoại tình với bạn diễn, dẫn đến hôn nhân đổ vỡ. Huy Khánh chia sẻ rằng cũng chính vì những ồn ào tình cảm mà sự nghiệp của anh bị ảnh hưởng không ít.
Huy Khánh bên bà xã Mạc Anh Thư và con gái (Ảnh: Facebook nhân vật).
Hiện tại, anh sống hạnh phúc và có một con gái với người mẫu Mạc Anh Thư. Ngoài các hoạt động nghệ thuật, nam diễn viên cũng không ngại hỗ trợ bà xã bán hàng online để kiếm thêm thu nhập.
Khương Ngọc
Trong phim Hoa dã quỳ, Khương Ngọc (SN 1984) vào vai một thanh niên giang hồ tên Sét. Vai diễn này ban đầu được nhà làm phim nhắm cho những diễn viên có tiếng hơn. Thế nhưng khi Khương Ngọc thử vai, anh lập tức được chọn vì quá hợp.
Tạo hình của Khương Ngọc và Ngọc Quyên trong phim "Hoa dã quỳ" (Ảnh: Tư liệu).
Nhiều năm qua, dù không quá sôi nổi như bạn bè đồng lứa, song Khương Ngọc đã thử sức ở nhiều vai trò như: diễn viên, biên kịch, đạo diễn, nhạc sĩ, ca sĩ và cả MC. Đến nay, Khương Ngọc đã sở hữu cho mình gần 40 bộ phim.
Hiện tại, Khương Ngọc vẫn miệt mài tham gia phim ảnh. Anh cũng để lại dấu ấn qua các vai diễn trong phim: Chị Mười Ba, Song song, Dân chơi không sợ con rơi... Mới đây, anh đã công bố phim điện ảnh mang tên Phát trực tiếpdo mình làm đạo diễn.
Khương Ngọc miệt mài với nghiệp diễn nhiều năm (Ảnh: Facebook nhân vật).
Về đời tư, anh từng có mối quan hệ mặn nồng với diễn viên Thanh Trúc nhưng sau đó lại chia tay trong âm thầm. Năm 2015, Khương Ngọc hẹn hò Khả Như. Tuy nhiên, cặp đôi bên nhau được một năm rồi cũng chia tay trong im lặng.
Đến năm 2022, mạng xã hội xuất hiện thông tin nam diễn viên bí mật tổ chức đám cưới khiến nhiều người không khỏi bất ngờ. Tuy nhiên, Khương Ngọc không có động thái gì trên mạng xã hội. Những hình ảnh về đám cưới cũng là do các khách mời là bạn bè thân thiết của cô dâu, chú rể đăng tải.
Nam diễn viên cũng từng chia sẻ với truyền thông rằng anh và vợ yêu nhau hơn 6 năm và đã có 1 con gái trước khi cưới. Họ không giấu chuyện tình của mình với bạn bè, đồng nghiệp nhưng ngại công khai với khán giả.
Ngọc Quyên
Người mẫu Ngọc Quyên (SN 1988) vào vai Ánh Nguyệt trong phim Hoa dã quỳ. Vai diễn của cô có số phận đáng thương, vì hoàn cảnh mà từ một cô gái hồn nhiên trở nên ghê gớm.
Tuy vai diễn của Ngọc Quyên nhiều lần đem lại tiếng cười cho khán giả, song cô bị nhận xét "đuối" trước những lúc cần thể hiện nỗi đau buồn, xúc động và mất mát.
Ngọc Quyên trong vai Ánh Nguyệt (Ảnh: Tư liệu).
Sau phim này, Ngọc Quyên cũng tham gia nhiều phim ăn khách như: Mỹ Nhân Kế, Lệ phí tình yêu, Gia đình số đỏ...Dù vậy, Ngọc Quyên vẫn nổi bật với vai trò người mẫu trên sàn diễn hơn diễn viên.
Năm 2014, khi tên tuổi đang độ thăng hoa, Ngọc Quyên bất ngờ rút khỏi showbiz để sang Mỹ định cư và kết hôn với chồng cũ là bác sĩ Richard Le. Thời điểm đó, Ngọc Quyên cũng tuyên bố giải nghệ để tập trung kinh doanh.
Người đẹp cũng thừa nhận bản thân yêu nhanh, cưới vội bởi cô muốn có cuộc sống ổn định, rời xa những ồn ào của showbiz. Thế nhưng, sau 4 năm bên nhau, khi đã có với nhau 1 con trai, Ngọc Quyên và chồng cũ "đường ai nấy đi".
Trước khi giải nghệ, Ngọc Quyên là người mẫu có tiếng (Ảnh: Facebook nhân vật).
Hiện tại, cựu người mẫu đã đón mẹ ruột sang Mỹ để chăm lo. Cô đang là mẹ đơn thân và tự kinh doanh để chăm lo cho cuộc sống gia đình. Trên mạng xã hội, cô thường xuyên livestream và đăng tải những bài viết bán hàng online.
Những năm gần đây, Ngọc Quyên thỉnh thoảng xuất hiện ở vai trò giám khảo trong các chương trình của đồng nghiệp. Dù vậy, cô cũng cho biết mình không có ý định trở lại làng giải trí.
Nhan sắc và vóc dáng của Ngọc Quyên ở hiện tại (Ảnh: Facebook nhân vật).
(Theo Dân Trí)
">Dàn sao phim 'Hoa dã quỳ' gây sốt 16 năm trước, giờ ra sao?
-Bốn trụ cột nội dung bao gồm chính trị, tâm linh, nông nghiệp và quân sự được thể hiện trong các sáng tác về lịch sử của anh như thế nào?
Tôi cho rằng các yếu tố này đã tạo nên sự thành công trong các tiểu thuyết lịch sử.
Chẳng hạn như vương triều Tiền Lý là một triều đại trong lịch sử Việt Nam, gắn liền với quốc hiệu Vạn Xuân kéo dài 60 năm bao gồm các vị vua: Lý Nam Đế, Triệu Việt Vương, Lý Đào Lang Vương, Lý Phật Tử. 60 năm thì phải có một nền tảng để tồn tại, tức là phải ưu việt trên các trụ cột.
Triều đại Lý Nam Đế xây chùa Trấn Quốc, đặt tên nước là Vạn Xuân, có đồng tiền Thiên Đức mà khảo cổ học đã tìm thấy thể hiện rõ đời sống từ thượng tầng đến bách dân - chính là đời sống chính trị lành mạnh. Văn hóa thì có những hội đình, đền, chùa, miếu và nghi lễ tập tục, các bô lão được tôn vinh; trẻ nhi đồng biết chơi bi, chơi khăng rồi tục thờ cúng tổ tiên và cha mẹ, dâng hương lên núi Nghĩa Lĩnh thờ Hùng Vương… Đó là sự trưởng thành về văn hóa.
Là một đất nước nông nghiệp thì người đứng đầu buộc phải lo cái ăn cho dân. Và nhà vua, trong các bộ tiểu thuyết của tôi biết dạy muôn dân khơi dẫn sông ngòi, đắp đập, tháo mương, trồng cây lương thực mùa nào thức nấy.
Đặc biệt là trụ cột về quân sự khi nước ta luôn luôn bị xâm phạm, phương Bắc nhòm ngó, nếu không có chiến lược căn cơ để giữ nước thì sẽ không thể bảo vệ lãnh thổ.
Nếu như không có bốn trụ cột đó thì không thể thành một triều đình, không thành thể chế, đó chính là sự minh triết của người Việt. Theo bề dày lịch sử cho đến hôm nay khi đã là đất nước trăm triệu dân, chúng ta đều dựng nước và giữ nước theo tinh thần đó. Muốn yên ổn thì phải hùng mạnh, phải biết về chính trị, quân sự từ việc đóng thuyền, thủy chiến cho đến cả trồng cấy nuôi dân. Những yếu tố đó mang đến cho dân tộc ta sự tự tin và trưởng thành.
Nếu như thực sự hiểu biết và trân trọng thì lịch sử sẽ tôn vinh, là nền tảng cho chúng ta, giúp giải quyết vấn đề quốc gia, câu chuyện của dòng tộc. Đặc biệt, lịch sử chính là văn minh, đừng nghĩ là thứ gì đó xa xôi. Ví dụ như Mị Châu - Trọng Thủy chính là câu chuyện cảnh giác luôn có ý nghĩa tới tận hôm nay. Lịch sử chạm ngay đến hiện tại, đến nhận thức của con người.
-Anh có thần tượng hay chịu ảnh hưởng của ai không?
Đã là nhà văn thì phải làm việc không ngừng, thử thách khả năng sáng tác ở nhiều thể loại. Tôi có một tấm gương để học tập - đó chính là nhà văn Kim Dung.
Kim Dung đã sáng tác khoảng 17 bộ trường thiên tiểu thuyết, sau đó ông còn viết liên thông các bộ sách đó với nhau. Nhiều tác phẩm có giá trị tầm nhân loại với những mẫu nhân vật mang tính toàn cầu theo các cặp phạm trù: thiện - ác, đúng - sai, anh hùng - tiểu nhân. Kim Dung đã giúp cho độc giả khắp nơi hiểu sâu hơn, phong phú hơn về lịch sử, con người, phong tục tập quán Trung Quốc. Thoạt tiên mọi người không hiểu hết giá trị nhưng đó chính là sự bồi đắp văn hóa.
Con đường sáng tác của tôi thì khó khăn hơn, ngay các cụ nhà mình thời Đinh - Lý - Trần - Lê hay ngược về trước đó từ Hai Bà Trưng, Bà Triệu đến Lý Nam Đế thì vẫn chưa có một dòng chảy mạch lạc về văn học. Lẽ ra cụ Lý Nam Đế phải có tiểu thuyết lịch sử từ lâu chứ không phải đợi đến lúc tôi viết. Việc cần làm đầu tiên là phải định hình các nhân vật lịch sử một cách chính danh, làm khởi nghĩa thế nào, công lao ra sao?
-Anh lấy nguồn tư liệu sáng tác ở đâu, tác phẩm nào anh cảm thấy khó viết nhất và tốn nhiều công sức nhất?
Để có đủ tư liệu sáng tác, tôi phải đi điền dã liên tục, đi từng đình đền thờ các cụ như cụ Triệu Quang Phục thì đi ở đầm Dạ Trạch, cụ Lý Đào Lang Vương đi Thanh Hóa, cụ Lý Phật Tử đi ở Nghệ An, cụ Lý Nam Đế thì đi từ chùa Trấn Quốc đến Thái Nguyên, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên… Có những nhân vật dày đặc nơi thờ như cụ Ngô Quyền (có hơn 200 nơi), cụ Phùng Hưng cũng vậy. Tôi được các cụ thủ từ đình, thủ từ đền cung cấp cho gia phả, sắc phong ghi chép đầy đủ.
Các nguồn tư liệu chính để tôi tham khảo là Đại Việt sử ký toàn thư cùng các sách sử chính thống như Việt sử lược, An Nam Chí lược, Hoàng Lê nhất thống chí…; tiếp đó là nguồn tư liệu dân gian từ đình đền chùa miếu, thần phả, thần tích…
Cuốn về cụ Lý Nam Đế là khó nhất. Tôi lên ngôi chùa thờ ở Cổ Pháp, Tiên Phong (Phổ Yên, Thái Nguyên) đây cũng là nơi cụ đi tu từ năm 8 đến 18 tuổi. Đến nơi không có sư trụ trì, toàn mấy bà vãi cùng dân vãng lai cư ngụ. Thế mà họ vẫn giữ được ngôi đền. Sau đó, tôi phải lên gặp chính quyền địa phương nhờ can thiệp đưa người về trông coi cẩn thận.
Không phải độc giả đã ngừng đọc
-Quan điểm cá nhân của anh thế nào trước ý kiến cho rằng giới trẻ thời nay đang thờ ơ với lịch sử? Có cách gì để truyền cảm hứng yêu lịch sử, thích đọc tác phẩm về sử sách cho độc giả không?
Đúng là môn lịch sử trong nhà trường lâu nay đang bị kêu nặng nề, khô khan, bọn trẻ dù không thích nhưng buộc phải học để thi. Còn vì sao học sinh không hứng thú với lịch sử thì đó là khuyết điểm của người lớn, đừng trách các em!
Hạn chế ngay từ việc làm sách giáo khoa, sách tham khảo. Dân tộc có hơn 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước, nhiều nhân vật lẫy lừng, nhiều cột mốc đáng nhớ nhưng không được hệ thống một cách khoa học, đầy đủ vào chương trình giáo dục. Chúng ta đang thiếu sự nhiệt huyết khi sáng tác sách lịch sử.
Thậm chí, do thiếu hiểu biết nên cho rằng lịch sử không quan trọng, định ghép vào môn A, môn B nào đó. Thực ra, điều nguy hiểm nhất là kiến thức của người làm sách có vấn đề, động đến nhiều thứ phức tạp, thử thách trí tuệ là bỏ qua cho an toàn. Ví dụ nhắc đến triều Lý, đa phần chỉ nhớ đến Lý Công Uẩn, nhưng còn Lý Nam Đế thì sao, họ có liên hệ thế nào khi cách nhau đến mấy trăm năm? Nên nhớ rằng, thế hệ trẻ càng về sau càng phải hiểu tường minh về lịch sử của nước mình. Nếu sách không có đầy đủ thì các em buộc phải tìm nguồn thông tin khác.
Một dân tộc không thể không có lịch sử, nhưng điều quan trọng là lịch sử đó phải được ghi chép lại một cách tường minh và khoa học, tổng hợp từ nhiều nguồn đáng tin cậy. Ở Việt Nam, muốn tìm kiếm những vấn đề chính sử bằng văn bản thì dựa vào Đại Việt sử ký toàn thưlà chủ yếu, thiếu vắng những tác phẩm viết về lịch sử theo hình thức đa dạng và hấp dẫn người đọc.
- Anh từng nói rằng “Tôi rất sợ một cuốn sách mà chỉ mấy ông nhà văn đọc với nhau”, vậy chúng ta cần làm gì để phát triển văn hóa đọc một cách thực chất, giúp các tác phẩm tiếp cận với đông đảo độc giả?
Đây là một thách thức rất lớn, không phải chỉ riêng các nhà văn Việt Nam. Ngày trước, ông bà ta thích đọc sách, đến lượt thời cha mẹ ta cũng mê sách, nhưng đời các con thì hầu như không đọc, suốt ngày cầm điện thoại. Đó là nỗi lo lắng của nhiều người, nhiều gia đình nhưng theo tôi đó là chuyện bình thường.
Theo xu thế của thời đại, các thiết bị điện tử đang dần thay thế những cuốn sách. Tất nhiên không phải con người đã ngừng đọc mà họ đang chuyển sang một số cách đọc mới mang tính bước ngoặt.
Đối với văn học, mỗi cuốn tiểu thuyết, mỗi tập truyện ngắn, tuyển tập thơ - hồi ký… là những phiên bản gốc. Sau đó, con người sẽ sáng tạo ra các cách truyền tải khác nhau như sách nói, sách hình…
Sứ mệnh của người cầm bút là tạo ra phiên bản gốc hấp dẫn người đọc, đúng chuẩn mực đạo đức, là nền tảng của chính mình. Những việc còn lại cần sự chung tay góp sức của toàn xã hội. Từ các cộng đồng yêu văn học nghệ thuật, người làm xuất bản cho đến cả nhà chính trị nữa. Một đất nước mà dân chỉ cắm cúi cầm điện thoại là gay rồi!
-Chân dung nhà văn Phùng Văn Khai trên văn đàn khá rõ ràng với nhiều đường nét thú vị, còn trong đời thường thì sao? Anh có thể phác họa về mình trong vai trò người chồng, người cha?
Nghiệp viết lách tốn rất nhiều thời gian và công sức, chưa kể có những thời điểm để tập trung sáng tác, tôi gần như đóng cửa, tắt điện thoại, nhốt mình trong phòng. Bởi vậy nếu không có gia đình hỗ trợ thì chẳng thể làm gì.
Phải nói rằng tôi rất may mắn khi tất cả những buổi ra mắt sách của mình, vợ con đều có mặt chia vui. Bà xã trước làm cô giáo, luôn hỗ trợ tôi soạn thảo tác phẩm trên máy tính. Bây giờ cô ấy làm giám đốc một công ty nhỏ về in ấn, xuất bản. Cậu con trai là kỹ sư công trình, con dâu làm bên Viettel, cô con gái đang học Kinh tế năm thứ 3. Mỗi người đều có cuộc sống và sự nghiệp độc lập.
Dù không theo nghề bố nhưng các con cũng chịu khó đọc, viết giới thiệu, thiết kế bìa, làm marketing và cùng với mẹ hỗ trợ đưa sách của bố lên sàn thương mại điện tử như Tiki để tiếp cận với đông đảo độc giả. Đặc biệt là con gái chụp ảnh bìa sách rất đẹp và chuyên nghiệp. Phải khẳng định là tôi rất biết ơn vợ con (cười).
-Xin cảm ơn anh!
Nhà văn Phùng Văn KhaiPhùng Văn Khai sinh năm 1973, tốt nghiệp trường Viết văn Nguyễn Du khóa VI (1998 - 2002). Hiện là Phó Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
Các tác phẩm đã ra mắt: Khúc dạo đầu của binh nhì (tập truyện ngắn, 1998), Lửa và hoa(thơ, 2002), Hương đất nung(tập truyện ngắn, 2001), Những người đốt gạch(tập truyện ngắn, 2004), Truyện ngắn Phùng Văn Khai (tập truyện ngắn, 2006), Lẽ sống(bút ký, 2008),Hư thực(tiểu thuyết, 2008), Gió đi dưới trời(bút ký, 2010), Hồ đồ(tiểu thuyết, 2010), Nơi ước mơ hẹn gặp(bút ký, 2012), Mênh mang trời nước(tập truyện ngắn, 2012), Khúc rong chơi(thơ, 2016), Tìm trong dáng đá(bút ký, 2018), Tiếng rừng(tập truyện ngắn, 2019), Những liệt sĩ thời bình(bút ký, 2019)
Đặc biệt, anh được biết đến với các tiểu thuyết lịch sử như:Phùng Vương(2015, tái bản 2018), Ngô Vương(2018),Nam Đế Vạn Xuân(2020), Triệu Vương Phục Quốc(2020), Lý Đào Lang Vương(2021), Lý Phật Tử Định Quốc(2022), Trưng Nữ Vương(tập 1-2023).
Phùng Văn Khai coi tâm Phật là trung tâm ngòi bút của mình, từ đó hòa chung việc đạo, việc đời, việc nước, việc quân tốt tươi nhuần nhụy. Song hành với mạch truyện về cuộc đời và sự nghiệp của các vị hoàng đế, quân vương là những diễn giải và đối thoại về Phật giáo. Tác giả đã mở rộng các vấn đề trọng đại trong lịch sử dân tộc khi nối kết vai trò của Phật giáo với đời sống tinh thần người Việt.
">Giới trẻ không thích đọc sách lịch sử là lỗi của chúng ta
Soi kèo phạt góc Girona vs Las Palmas, 3h00 ngày 4/2
Nam diễn viên Gia đình là số 1 chia sẻ: "Khi bất ngờ được xướng tên nhận chiếc cúp của Ơn giời, cậu đây rồi, tôi cảm giác rất vui và may mắn. Đến với chương trình với tâm thế trống rỗng, không hề chuẩn bị trước, không được tiết lộ trước bất kỳ kịch bản nào, tôi chỉ xem đây là một cách để thử thách bản thân sau nhiều ngày mài dũa, luyện tập. Tôi không giấu lòng biết ơn trước sự dìu dắt của anh Trường Giang để có được một Phát La hôm nay".
Tuy nhiên, Phát La phủ nhận được Trường Giang ưu ái mà khẳng định để có được thành quả ngày hôm nay, anh đã phải cố gắng từng ngày. Bằng chứng là từ một tay ngang chưa từng được đào tạo qua bất kỳ trường lớp nào, Phát La đã phải nỗ lực không ngừng nghỉ để đoạt được danh hiệu Á Quân trong cuộc thi Đấu trường tiếu lâm, có vai diễn quan trọng trong bộ phim Gia đình là số 1 cả hai phần, được các nhà sản xuất gameshow để mắt tới: Sàn đấu ca từ, Ô hay gì thế này, Nhanh như chớp, Giọng ca bí ẩn, Ca sĩ bí ẩn, … và là 1 trong 6 HLV trong chương trình Người hùng tí hon mùa 3..
Nói về sự khổ luyện này, nam diễn viên kể: "Tôi bắt đầu từ con số 0 chưa biết diễn xuất là gì. Anh Trường Giang khắt khe đến mức rất nhiều lần tôi phải trốn để khóc vì nghĩ mình sẽ không làm được những gì anh truyền đạt. Anh Trường Giang đã tặng cho tôi một câu không bao giờ quên: Cuộc đời còn nhiều cái khổ lắm con. Từ đó, câu nói trở thành nguồn động lực mãnh mẽ của tôi khi biết bên cạnh mình luôn có thầy và khán giả tiếp sức".
Hiện hoạt động độc lập, Phát La thỉnh thoảng vẫn bị gọi là "học trò Trường Giang". Không những không khó chịu, Phát La còn bày tỏ niềm tự hào. Anh nói: "Thật sự Phát La không hề cảm thấy có chịu một chút nào (Cười to). Thay vào đó tôi nghĩ đây là một niềm hãnh diện mà không phải bất kỳ người nào cũng có được. Nó như một sự tiếp nối trong nghệ thuật, trước đây anh Trường Giang cũng từng được gọi là “Đệ tử của danh hài Hoài Linh” và bản thân anh Trường Giang cũng dần khẳng định được vị trí của mình".
![]() |
Phát La cho biết anh muốn gửi lời cảm ơn tới Trường Giang và tự hào vì là học trò của danh hài |
Phát La kể, anh từng dè dặt hỏi Trường Giang: "Nhiều người từng nói là anh núp bóng anh Hoài Linh vậy thì anh có buồn hay không?”. Nhưng chính câu trả lời của Trường Giang đã khiến cho Phát La hiểu được thêm rất nhiều điều: ”Nếu có một cái bóng vĩ đại như anh Hoài Linh đứng phía sau như vậy thì sao lại buồn”. Phát La thấy điều đó hoàn toàn đúng, đứng dưới cái bóng của bất cứ nghệ sĩ nào điều đó không hề xấu và làm chùn bước mình.
"Thật sự mà nói, anh Trường Giang còn hơn cả một người thầy. Anh Trường Giang như một người anh trong gia đình, không chỉ truyền đạt những kinh nghiệm diễn xuất mà còn cả cách sống, cách đối nhân xử thế để giúp tôi hoàn thiện bản thân hơn", Phát La chia sẻ.
Thanh Châu
- Nghệ sĩ Tự Long vào vai Cám tại 'Ơn giời cậu đây rồi' khiến 'ông vua' Trần Nghĩa điêu đứng.
">Bị đồn dựa hơi Trường Giang giành cúp Ơn giời, Phát La lên tiếng
Biểu diễn ở điểm cầu chính tại Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ca sĩ Tùng Dương và Phạm Thu Hà thể hiện đầy cảm xúc ca khúc Vết chân tròn trên cátvà Biết ơn chị Võ Thị Sáu.
Ca sĩ Phạm Thu Hà chia sẻ trước khi diễn ra chương trình nghệ thuật Bản hùng ca bất diệt, trời mưa rất to, gió thổi rất lớn… nhưng khi câu hát đầu tiên trong bài Biết ơn chị Võ Thị Sáuvừa cất lên thì không còn giọt nước nào rơi xuống.
'Biết ơn chị Võ Thị Sáu' - Phạm Thu Hà:
Ngoài Tùng Dương, Phạm Thu Hà, chương trình còn có sự tham gia của các nghệ sĩ: NSND Tạ Minh Tâm, NSƯT Hoài Bắc, NSƯT Phạm Phương Thảo, NSƯT Đăng Dương, NSƯT Việt Hoàn, Trọng Tấn, Võ Hạ Trâm, các nghệ sĩ Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam, Dàn nhạc Dây sinh viên Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, nhóm Thăng Long...
Bản hùng ca bất diệtgồm 3 chương. Chương 1: Việt Nam máu và hoa viết nên những tháng ngày bi tráng mà hào hùng của cả dân tộc. Hoa vẫn nở trên mảnh đất bị bom đạn cày xới như tình yêu vẫn nảy nở nơi xà lim khắc nghiệt, bạo tàn.
Chương 2: Những cánh hoa bất tử nêu bật nội dung chiến tranh không chỉ có đau thương khốc liệt thù hận, ở đó còn có nụ cười lạc quan, niềm tin, tình yêu, tình đồng đội. Nhà tù Côn Đảo đã được những người tù cộng sản biến thành trường học, “địa ngục trần gian” trở thành vườn ươm của các thế hệ cách mạng Việt Nam. Họ như những cánh hoa bất tử, trong ngục tù vẫn tỏa hương thơm, vẻ đẹp của người chiến sĩ.
Tại Nghĩa trang Hàng Dương có cuộc gặp gỡ với các cựu tù Côn Đảo nặng tình với hòn đảo này, sau ngày giải phóng đã chọn ở lại với những đồng chí, đồng đội đã nằm với cát biển.
Tại Nghĩa trang liệt sĩ A1 (tỉnh Điện Biên) cũng có cuộc giao lưu với những người lính Điện Biên trở về chiến trường xưa trong trận chiến “xóa đói giảm nghèo” để viết tiếp bản hùng ca của đời mình và đất nước.
Chương 3: Khúc ca hòa bìnhlà xúc cảm của ngày hôm nay, sự trân trọng giá trị của độc lập tự do, là thông điệp về khát vọng hòa bình của nhân dân Việt Nam…
Phạm Thu Hà, Tùng Dương xúc động khi hát ở Côn Đảo
Giấc mộng ấu thơ không thành, 'đại gia' Sài Gòn làm điều bất ngờ
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: 'Cần tạo hạnh phúc trong môi trường giáo dục'
友情链接